Thứ Năm,25/04/2024 19:20:30 GMT +7
Kiến thức bóng đá

Top 10 chấn thương trong bóng đá thường gặp nhất

Chấn thương trong bóng đá hay bất kỳ một môn thể thao nào khác là điều mà không có ai mong muốn. Với một chấn thương nhỏ bạn cũng phải đến cơ sở y tế nhưng trước đó cần sơ cứu vết thương. Vì thế hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản về xử lý chấn thương trong bóng đá ban đầu nhé!

Top 10 chấn thương trong bóng đá thường gặp

Chấn thương dây chằng đầu gối

Chấn thương dây chằng đầu gối xảy ra khi chân vận động quá mạnh và không đúng hướng khiến dây chằng chéo bị xoắn, căng lên. Nếu hoạt động quá mạnh sẽ dẫn tới đứt dây chằng, đây là loại chấn thương rất nguy hiểm và cần sự can thiệp của phẫu thuật để nối lại dây chằng.

Chấn thương thoát vị

Chấn thương thoát vị hay được hiểu nôm na là chấn thương háng là một trong những chấn thương thường gặp phải ở các cầu thủ bóng đá. Khi thực hiện những tình huống sút bóng hoặc xoạc bóng hay bứt tốc đều rất dễ mắc phải chấn thương này. Chấn thương này không quá nghiêm trọng nhưng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình vận động di chuyển và phong độ thi đấu của cầu thủ.

top-10-chan-thuong-trong-bong-da-thuong-gap-nhat
Top 10 chấn thương trong bóng đá thường gặp nhất

Chấn thương rách đĩa đệm đầu gối

Chấn thương này xảy ra khá thường xuyên khi có 2 đĩa đệm bên trong mỗi khớp được tạo nên từ các sợ sung liên kết và thường bị tổn thương ở 2 vùng đệm này.

Khi chúng ta co đầu gối, phần xương đùi cuộn lại, xoay  và lướt nhẹ trên bề mặt trên của xương ống chân. Tuy nhiên, nếu quá trình xoay này bị tác động bởi sức nặng thì sẽ làm cho đĩa đệm bị ép chặt và bị kẹt giữa 2 xương. Điều này có thể dẫn đến phần đệm bị rách.

Chấn thương này gây ra cảm giác đau và sưng tấy ở đầu gối. Với một vết rách nhỏ thì có thể dễ dàng hồi phục. Nhưng với những vết rách lớn sẽ gây cản trở trong việc di chuyển thậm chí nặng hơn cầu thủ phải giã từ sự nghiệp thi đấu

Bong gân – Chấn thương trong bóng đá

Thường bong gân thường bị ở mắt cá chân và đầu gối, đây được xem như một chấn thương phổ biến khi chơi bóng. Và bong gân ở mắt cá chân thường xảy ra hơn khi các dây chằng nằm cạnh mắt cá bị tổn thương. Bong gân thường xảy ra khi cầu thủ thực hiện những pha chạy đổi hướng đột ngột hoặc những pha xoay người. Một ca bong gân có thể khiến cầu thủ phải nghỉ thi đấu khoảng 4 đến 6 tuần tùy theo mức độ.

Việc bong gân không cần phải phẫu thuật mà khi gặp chấn thương này cầu thủ chỉ cần nghỉ ngơi và chườm đá lạnh hoặc cuốn băng y tế. Bên cạnh đó áp dụng những bài tập vật lý trị liệu để có thể trở lại thi đấu sớm nhất.

Chấn thương cơ háng

Chấn thương háng khi chơi bóng đá  thường nguyên nhân là do  va chạm mạnh hoặc căng cơ quá mức. Việc điều trị chấn thương này đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn và nghỉ ngơi phù hợp. Đối với các trường hợp nặng thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để có chế độ chăm sóc phù hợp.

Chấn thương gân kheo

Gân kheo được nằm sau bắp đùi kết dính với nhóm cơ bắp để chịu áp lực ở phía sau cùng với xương. Nếu cầu thủ bị đắt một hoặc nhiều sợ cơ trong bó cơ gân kheo thì gọi là chấn thương gân kheo. Lúc này cầu thủ sẽ thấy đau ở phần sau của đùi khi chạy nước rút hoặc chạy bước dài, vung chân cao. Mức độ nghiêm trọng của cầu thủ như thế nào đều được các bác sĩ đưa ra lời khuyên để có đủ thời gian nghỉ ngơi.

Chấn thương đầu

Chấn thương đầu xảy ra khi vùng đầu gặp phải những chấn động mạnh, như va đập với đầu của đối thủ, đập đầu vào cột dọc, bị thủ môn đấm vào đầu hay tiếp đất bằng đầu. Những chấn thương vùng mắt, mũi, miệng cũng được liệt vào chấn thương đầu.

Chấn thương dây chằng chữ thập chéo trước ACL

Dây chằng chữ thập chéo trước(ACL) nằm sâu trong khoảng đầu nối đầu gối giữa xương đùi và xương ống chân. Chức năng của nó là ngăn chặn việc di chuyển lên quá mức của cẳng chân trong mối liên hệ với đùi và bảo vệ sự xoay chuyển đầu gối. ACl có thể bị chấn thương bởi một số lý do khác như cầu thủ bị xoắn lại khi đáp xuống từ một cú nhảy hay đầu gối mở quá rộng. Chấn thương ACl còn do sự va chạm trực tiếp giữa hai cầu thủ trên sân.

Gãy xương

Đây là chấn thương nghiêm trọng nhất, chúng có thể tước lấy sự nghiệp của cầu thủ. Gãy xương xảy ra khi các cầu thủ va chạm trên sân và khi tiếp đất với lực mạnh. Hầu hết chấn thương kinh hoàng trong bóng đá thường là chấn thương bàn chân, ống chân.

Chấn thương gót chân khi đá bóng

Trong khi đang chơi bóng thì chấn thương gót chân không lạ lẫm gì với các cầu thủ. Để không gặp phải chấn thương này khi tham gia vào trận đấu chúng ta cần loại bỏ các yếu tố như giày dép không phù hợp với quá trình vận động. Ngoài ra bạn cần phải tập luyện dẻo dai của cân gan chân. Nếu bạn bị chấn thương thương gót chân nặng thì nên đến khám tại các bệnh viện lớn.

chan-thuong-trong-bong-da-tap-nhe-truoc-khi-thi-dau
Cần tập luyện kỹ càng trước khi thi đấu

Cách phòng tránh bị chấn thương trong bóng đá

Chơi bóng mà gặp phải chấn thương là điều hiển nhiên tuy nhiên nó cũng hạn chế được tối đa phần nào cho các cầu thủ khi gặp phải chấn thương trong bóng đá bằng những cách phòng tránh.

  • Trước khi bước vào trận đấu cầu thủ cần trang bị bảo hộ cho mình một cách chắc chắn nhất và đầy đủ nhất, luôn mang băng cổ chân để hạn chế chấn thương ở cổ chân khá đá bóng.
  • Tạo cho cơ thể một thời gian để thích ứng với sân cỏ. Tốt nhất các cầu thủ không nên vội vã luyện tập và thi đấu ở cường độ cao. Mà thay vào đó hãy luyện tập đều đặn, từ từ để tăng dần ngưỡng vận động.
  • Các cầu thủ cần phải luyện tập và khởi động cơ thể khi vào trận. Hãy xoạc chân nhẹ nhàng và thực hiện các cú nhảy bật cao, cùng cách lựa chọn giày phù hợp với chân nếu không dễ gặp phải chấn thương.
  • Khi gặp các chấn thương hoặc là có trục trặc về sức khỏe các cầu thủ cần gặp bác sĩ. Như vậy thì mới có thể phát hiện chấn thương và có thể chữa kịp thời.

Việc gặp phải các chấn thương trong bóng đá là điều không thể tránh khỏi, hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có được cho mình những cách điều trị hiệu quả, hợp lý và nhanh chóng bình phục nhất. Tham khảo những bài viết hay nhất trong chuyên mục kiến thức bóng đá nhé.

Liên kết hữu ích

  • - Dữ liệu bong da so trong ngày